Tin tức
Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ? Các mức độ thị lực đáng lưu ý
Bạn đi khám sức khoẻ tổng quát ở mục kiểm tra thị lực thường có đánh giá thị lực 10/10, 7/10, 1/10,… Vậy thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ? Các mức độ thị lực đáng lưu ý là như thế nào, hãy cùng HMK Eyewear tìm hiểu nhé.
Thị lực là gì?
Thị lực được định nghĩa là khả năng nhận thức rõ các chi tiết của mắt. Bạn có thể hiểu thị lực là khả năng nhìn, nhận biết riêng biệt của mắt đối với hai điểm ở gần nhau trên cùng một góc thị giác.
Thị lực là thước đo để kiểm tra tổng quan khi khám mắt, giúp đánh giá khả năng nhìn của mắt, bước đầu phán đoán xem mắt có mắt tật khúc xạ hay không?
Kiểm tra thị lực bằng bảng chữ với 10 dòng có kích thước chữ khác nhau, đặt ở vị trí cách người nhìn một khoảng xác định. Nếu người nhìn có thể đọc hết 10/10 dòng thì thị lực là 10/10.
Có bốn loại bảng chữ cái để đo thị lực gồm: Bảng chữ C, bảng chữ E, bảng Snellen và bảng điện tử. Dù khác nhau về hình thức nhưng cách đo và xác định thị lực của bốn bảng này là như nhau, tuỳ nơi mà người ta dùng bảng nào để xác định.
Mỗi dòng tương ứng với 1 feet, nếu thị lực 10/10 thì bạn có thể nhìn rõ sự vật trong khoảng cách 10 feet, đây là khoảng cách bình thường, cho thấy mắt khoẻ, nhìn rõ. Con số thị lực càng giảm thì khoảng cách có thể nhìn càng giảm, đồng nghĩa độ cận càng cao.
Theo thông thường nếu người không bị tật khúc xạ thì sẽ kiểm tra khi không đeo kính, nhưng nếu mắt tật khúc xạ thì phải đeo kính rồi mới được kiểm tra thị lực.
Xem thêm: Tròng kính lọc ánh sáng xanh
Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ
Như đã giải thích ở trên, nếu đọc đúng đủ 10 dòng chữ trên bảng đo thị lực thì được đánh giá 10/10. Tương tự vậy, nếu đọc được 7 dòng thì thị lực là 7/10. Điều này cho thấy mắt bạn đang ở mức độ cận trung bình thấp, có thể yên tâm là bạn không cận nặng.
Có thể nói thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ thì không thể xác định được chính xác. Chỉ có thể ước lượng độ cận thị của bạn là ở khoàng -0.5 Diop. Và độ cận chính xác ở mỗi mắt có thể cao hơn, hoặc thấp hơn con số -0.5 Diop này một chút ít.
Thị lực 1/10 là cận bao nhiêu độ
Tương tự vậy, thị lực 1/10 là mức độ nhìn được 1 dòng trên bảng đo thị lực. Trường hợp này thì đáng phải lo lắng, vì có thể độ cận của bạn khá cao, vì thị lực càng thấp thì độ cận sẽ càng cao.
Nếu 1/10 thì có thể đánh giá trong bạn chỉ có thể nhìn rõ sự vật nếu trong khoảng cách 1 feet thôi. Có thể phán đoán sơ bộ, độ cận thị đang nằm trong khoảng từ -1.5Diop đến -2Diop, tuy nhiên con số độ cận này chưa chính xác hoàn toàn đâu nhé.
Thị lực 2/10 là cận bao nhiêu độ
Thị lực 2/10 cho thấy khả năng nhìn rõ của mắt chỉ trong khoảng cách 2 feet. Bạn chỉ có thể nhìn rõ được 2 dòng đầu trong bảng đo thị lực. Thị lực 2/10 thì độ cận cũng nằm trong khoảng từ -1.5Diop đến -2Diop.
Thị lực 3/10 là cận bao nhiêu độ
Con số thị lực 3/10 cũng không giúp xác định được độ cận thị, chỉ xác định đươc khả năng nhìn rõ của mắt ở bảng đo thị lực là 3 dòng đầu, tương đương với khoảng cách 3 feet. Nếu thị lực 3/10 thì mắt nhìn không rõ lắm nên bạn nên đo tật khúc xạ để xem độ cận chính xác bao nhiêu.
Thị lực 4/10 là cận bao nhiêu độ
Tương tự thị lực 4/10 là khả năng nhìn rõ được 4 dòng đầu trên bảng đo thị lực, tương đương với nhìn rõ sự vật trong khoảng cách 4 feet. Nếu thị lực 4/10, có thể độ cận thị của bạn đang ở mức trung bình, độ cận thị khoảng -1Diop.
Thị lực 8/10 là cận bao nhiêu độ
Như đã nói đến ở trên, con số thị lực càng cao thì cho thấy độ cận càng nhỏ, mắt càng sáng khoẻ. Cho nên 8/10 là con số cao, mắt của bạn vẫn còn tương đối nhìn rõ, chỉ cận nhẹ. Khách hàng vẫn có thể nhìn rõ trong khoảng cách 8 feet, thấp hơn với người bình thường 2 feet.
Với thị lực 8/10 nếu đo độ cận, có thể cận -0.25 đến -0.5Diop, có thể được chỉ định đeo kính hoặc không. Tuy nhiên, nếu thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại thì nên đeo kính để bảo vệ mắt. Trong đời sống hằng ngày thì không nên đeo để tránh phụ thuộc vào kính.
Các con số thị lực không thể hiện được độ cận thị cũng như không hoàn toàn xác định được người đo có mắc tật khúc xạ không. Bởi vì nếu mắt tật viễn thị thì càng nhìn xa sẽ càng rõ nên việc dùng bảng đo thị lực hầu như không kiểm tra được.
Chính vì thế, cách tốt nhất để kiểm tra tật khúc xạ là khám và đo mắt với các thiết bị chuyên nghiệp.
Xem thêm: Gọng kính cận trong suốt
Cách cải thiện độ cận của thị lực
Có nhiều cách để cải thị độ cận của thị lực, HMK Eyewear sẽ giới thiệu cho các bạn tham khảo:
Phẫu thuật mắt phục hồi thị lực
Theo như chúng ta biết, việc đeo kính chỉ là biện pháp cải thiện thị lực, chứ không phải là phương pháp có tác dụng chữa bệnh. Việc đeo kính không làm thay đổi thị lực tận gốc, khi không có kính thì người cận thị vẫn sẽ không nhìn rõ.
Chính vì thế, để phục hồi thị lực, các bạn có thể tham khảo phương pháp phẫu thuật mắt. Giác mạc sẽ được định hình lại sao cho khi ánh sáng đi vào mắt có thể tập trung ở vị trí đúng trên võng mạc bởi các bác sĩ chuyên môn và các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Nhờ đó, giúp phục hồi thị lực 10/10 hoặc có thể tốt hơn.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật mắt này cũng có nhược điểm. Đó là chỉ áp dụng đối với đối tượngtrưởng thành trên 18 tuổi khi thị lực và cấu trúc mắt đã ổn định, không thể áp dụng được với trẻ em.
Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật mắt cũng tốn nhiều chi phí, lên đến hàng chục triệu đồng, không phải ai cũng có đủ tiền để chi trả. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật cần lưu ý chăm sóc, sinh hoạt tránh ảnh hưởng đến mắt.
Đeo kính áp tròng cận thị
Kính áp tròng được cấu tạo là thấu kính phân kỳ kế khôm sát vào giác mạc, sẽ làm thay đổi điểm hội tụ của ánh sáng với vị trí trên võng mạc. Kính áp tròng có hình dạng với độ cong phù hợp với giác mạc, chất liệu tương thích với sinh lý của mắt.
Kính áp tròng cận thị có nhiều loại khác nhau từ chất liệu tổng hợp đặc biệt, có cả cứng và mềm đến loại trong suốt và có màu, có thể làm thay đổi màu sắc của mắt, khá thời trang và thuận tiện cho người đeo.
Bên cạnh loại kính áp tròng chỉ dùng một lần (hạn dùng trong ngày) thì cũng có loại kính áp tròng dùng hàng tháng (hạn dùng lâu hơn),… được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Kính áp tròng có ưu điêm là thoải mái, không gây vướng víu và tính thẩm mỹ cao hơn.
Tuy nhiên, kính áp tròng cũng có nhược điểm là có thời hạn sử dụng, phải bảo quản đặc biệt, tương đối khó sử dụng cho người mới bắt đầu. Ngoài ra, không phải ai cũng đeo được, nó không phù hợp với những ai có bệnh khô mắt, mẫn cảm, có bệnh về mắt,…
Đeo kính áp tròng không đúng cách cũng có thể gây ra cảm giác cuộm, khó chịu, đỏ mắt, viêm nhiễm,… Chính vì thế tuy đeo kính áp tròng thời trang và tiện lợi nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài để cải thiện độ cận của thị lực.
Đeo mắt kính cận
Mắt kính cận là loại kính mắt dùng tròng kính là thấu kính phân kỳ, cấu tạo gồm 2 bộ phần chính là gọng kính và tròng kính. Nhờ vậy, có thể đeo cố định phía trước mắt để cải thiện thị lực của mắt.
Tròng kính của mắt kính cận được làm từ nhiều chất liệu trong suốt khác nhau ví dụ như thuỷ tinh, nhựa, hợp chất tổng hợp… Tuỳ loại vật liệu mà sẽ có độ chiết suất khác nhau, đồng thời được cắt mài với những tiêu cự khác nhau phù hợp với độ cận của người đeo.
Muốn cắt kính cận trước hết phải thực hiện việc kiểm tra và đo mắt. Việc này rất quan trọng, chính vì thế khách hàng cần lựa chọn đơn vị uy tín, đảm bảo độ chuẩn xác cao.
Sau khi chọn xong tròng kính thì tiếp đến là chọn gọng kính cũng không thể thiếu trong việc lựa mua kính mắt cận thị. Vì chiếc gọng kính có chắc chắn, độ bền cao, khối lượng nhẹ thì giúp người sử dụng lâu dài, tạo cảm giác thoải mái khi đeo.
Đừng quên chọn gọng kính đảm bảo yếu tố thẩm mỹ với các kiểu dáng gọng, màu sắc và chất liệu sao cho phù hợp với gương mặt, màu da, màu tóc và phong cách cá nhân.
Đối với trẻ em mắc cận thị thì đeo kính mắt là phương pháp cải thiện độ cận của thị lực tối ưu nhất, mà không làm ảnh hưởng, can thiệp đến vùng giác mạc chưa ổn định.